Dược học là một trong những ngành HOT và thu hút nhiều sinh viên theo học. Thế nhưng ngành Dược học những môn gì, xét tuyển tổ hợp nào vẫn là điều mà khá nhiều thí sinh băn khoăn.
1. Ngành Dược xét tuyển tổ hợp nào?
Theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường được phép tuyển sinh tối đa 4 tổ hợp với mỗi ngành học. Đối với ngành Dược, các trường đại học hàng đầu và top giữa thường xét tuyển theo các tổ hợp sau:
- Toán Hóa Sinh, hay còn gọi là khối B00. Đây là 3 môn xét tuyển phổ biến và thông dụng nhất trong ngành Dược từ trước tới nay.
- Toán Lý Hóa (A00), Toán Hóa Anh (D07), Văn Hóa Sinh (C08). Đây là các tổ hợp mới, được sử dụng để mở rộng đối tượng sinh viên, cũng như tăng chất lượng đầu vào của các trường.
Đối với các trường cao đẳng dược, phương thức xét tuyển học bạ được sử dụng phổ biến hơn. Theo đó, khi xét tuyển Cao đẳng Dược Sài Gòn chẳng hạn, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, không vi phạm pháp luật và có đủ điều kiện tài chính, sức khỏe là đã có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Dược của trường.
Toán Hóa Sinh là tổ hợp xét tuyển thường dụng nhất trong ngành Dược
>>> Bài viết liên quan: Những thông tin cần biết về học liên thông Đại học ngành Dược sĩ
2. Ngành Dược học những môn gì?
Chương trình học ngành Dược sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cần thiết của người công tác ở lĩnh vực ngành Dược để bạn có thể thực hành nghề nghiệp một cách tốt nhất.
Để tạo tiền đề về đạo đức, tư tưởng cho hoạt động nghề nghiệp về sau, sinh viên ngành Dược sẽ được trang bị kiến thức của những môn học cơ sở như: Triết học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh hay môn Chính trị học, Tâm lý học, pháp luật liên quan đến ngành Dược…
Bên cạnh đó, sinh viên được học những môn học mang kiến thức cốt lõi về các môn khoa học cơ bản và dược học cơ sở cũng như những kiến thức khoa học công nghệ Y Dược hiện đại như: sinh học phân tử, tin sinh học, công nghệ nano, dược động học,…
Sinh viên ngành Dược cũng được cung cấp kiến thức về quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể con người, sự tương tác thuốc hay những phản ứng không có lợi của thuốc,… Với những kiến thức trên, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có thể đánh giá bệnh nhân ở mức độ cơ bản, tư vấn về cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cũng như lập kế hoạch chăm sóc người bệnh,…
Ngoài các môn học đại cương nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, sinh viên còn được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này.
Mục tiêu chung là đào tạo Dược sĩ trở thành những cán bộ y tế có phẩm chất đạo đức tốt và có những kiến thức khoa học, công nghệ cơ bản cùng kiến thức Dược chuyên nghiệp.
Có 3 bộ môn chính mà sinh viên cần phải học: môn chuyên ngành, môn cơ sở ngành, môn Đại cương.
- Môn học đại cương
Khối kiến thức chung bắt buộc khi học tại bất cứ ngành Dược của trường đại học, cao đẳng nào trên cả nước bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin 1, 2; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tin học cơ sở; Tiếng anh cơ sở, Giáo dục thể chất, Giác dục Quốc phòng – An nình và Kỹ năng mềm.
- Môn học chung của khối, nhóm ngành
Đây là khối kiến thức chung mà sinh viên theo ngành Y dược cần học. Tùy từng trường hay khung chương trình đào tạo khác nhau mà các môn học có thể bao gồm: Đại số; Giải tích; Vật lý Cơ – Nhiệt; Hóa học đại cương; Hóa học vô cơ; Hóa học hữu cơ; Sinh học đại cương; Hóa sinh học; Sinh học phân tử; Sinh lý học; Vi sinh; Ký sinh trùng; Miễn dịch học; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Xác suất thống kê sinh học; Kỹ thuật Y dược hiện đại; Di truyền học và dược di truyền học; Tin sinh học; Mô học và Giải phẫu đại thể; Hóa lý dược; Hóa phân tích; Bệnh học đại cương; Sinh lý bệnh – miễn dịch; Dược động học; Độc chất học; Tài nguyên cây thuốc; Sinh phẩm; Dược học cổ truyền; Kiểm nghiệm thuốc…
Sinh viên được trang bị những kiến thức khoa học, y dược cơ bản
>>> Đọc thêm: Muốn học ngành Y dược thi khối nào?
- Môn học chuyên ngành Dược
Theo mỗi định hướng chuyên ngành, sinh viên lại có chương trình đào tạo riêng.
Đối với định hướng Khoa học và Công nghệ Dược, sinh viên phải học những môn như Thống kê và thiết kế nghiên cứu trong phát triển thuốc; Công nghệ dược phẩm; Công nghệ sinh học; Phát minh và thiết kế thuốc; Lý thuyết và kỹ thuật phân tích dịch sinh học; Kỹ thuật chiết xuất dược liệu; Mỹ phẩm; Công nghệ nano và sản xuất dược phẩm…
Đối với định hướng Khoa học tổ chức và Chính sách dược, sinh viên phải học những môn như Thiết kế nghiên cứu cộng đồng; Dược xã hội học; Dịch tễ học; Lãnh đạo dược; Kinh tế doanh nghiệp – Quản trị bệnh viện; Quản lý cung ứng thuốc; Marketing dược…
Đối với định hướng Khoa học chăm sóc dược, sinh viên phải học những môn như Phương pháp nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc; Điều trị học; Hóa sinh lâm sàng; Chăm sóc dược lâm sàng; Hệ thống dược bệnh viện và thực tập bệnh viện; Bệnh gây ra do thuốc; Thuốc điều trị ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch; Dinh dưỡng trong điều trị…
+ Môn cơ bản Đại cương: học những môn học đại cương, giới thiệu về Dược, Toán cao cấp, xác suất thống kê, hóa học, vật lý…
+ Môn cơ sở ngành: giải phẫu, hóa sinh, sinh lý bệnh dịch,
+ Môn chuyên ngành: Bệnh học, Dược, kinh tế Dược, pháp chế Dược,…
Các môn học chuyên ngành như thực vật, hóa sinh, Dược học, bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, cách quản lý tồn trữ thuốc, dược lý học…
– Sinh viên học cách đọc và viết tên thuốc cây thuốc theo tiếng Latin theo danh pháp dược điển.
– Hóa sinh: Sinh viên được học về các hiện tượng hóa học xảy ra trong cơ thể người, xét nghiệm cho ra kết quả lâm sàng để điều trị bệnh
– Dược lý học: Sinh viên sẽ có được kiến thức cơ bản về Dược động học, lý học, lực học để áp dụng trong hướng dẫn sử dụng thuốc
– Bào chế: Sinh viên được học kiến thức và kỹ năng cơ bản để bào chế các dạng thuốc thông dụng bằng quy trình và thiết bị công nghệ sao cho phù hợp đúng tiêu chuẩn.
– Hóa dược: Sinh viên được học những kiến thức về tổng hợp hóa dược, tác dụng cũng như cấu tạo, phương pháp điều chế Dược…
Ngoài những môn học trên lớp, sinh viên ngành Dược cũng sẽ được trang bị, rèn luyện phẩm chất đạo đức và những kỹ năng cơ bản để sau khi ra trường có thể tự tin thực hành nghề nghiệp.
3. Học Dược ra trường làm gì?
Ngoài thắc mắc học Dược là học về gì thì ra trường làm gì cũng là băn khoăn của các bạn trẻ yêu thích ngành nghề này. Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm bởi đây là ngành nghề đang rất cần nhân sự khi mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng. Với tấm bằng ngành Dược, bạn có thể lựa chọn nhiều môi trường làm việc khác nhau:
- Tại các bệnh viện: bạn có thể làm việc tại Khoa Dược với trách nhiệm đảm bảo chất lượng dược phẩm hoặc là người tham vấn cho các bác sĩ trong quá trình kê đơn thuốc cho người bệnh. Bạn cũng là người lên kế hoạch và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn.
- Tại các cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm: Bạn sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu, bào chế dược phẩm, đảm bảo chất lượng thuốc và phân phối dược phẩm.
- Tại các cơ sở đào tạo Y Dược: Bạn có thể tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực Dược học.
- Tại các trung tâm kiểm nghiệm thuốc: Bạn sẽ là người đánh giá, kiểm tra và đảm bảo chất lượng của các loại thuốc.
- Làm việc tại các bệnh viện, nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân hoặc tự mình kinh doanh quầy thuốc riêng.
Hy vọng qua bài viết trên, thí sinh sẽ hiểu hơn về ngành Dược học những môn gì để có thêm thông tin lựa chọn ngành học khó nhưng đầy triển vọng này.