Mới đây, chuyên trang IndieWire đã thống kê 8 bộ phim Nhật Bản đáng xem nhất thế kỷ 21, đề cử cho những bộ phim hay này là các chuyên gia nghiên cứu, nhà phê bình phim uy tín trên thế giới.
- Nàng tiên tre (The Tale of the Princess Kaguya – 2013)
Nhà phê bình phim nổi tiếng người Tây Ban Nha Carlos Aguilar đã đề cử cho phim hoạt hình dựa trên truyện cổ tích Nàng tiên trong ống tre. Phim kể về cuộc đời của cô con gái người tiều phu nghèo khó, cô là hóa thân của thanh tre ông nhặt được trong rừng. Cô gái lớn lên xinh đẹp và được nhiều người muốn cưới về làm vợ, trong đó có cả quốc vương đất nước. Từng sự kiện trong cuộc đời cô gái xinh đẹp được thể hiện bằng những thước phim mang đậm truyền thống văn hóa dân gian Nhật Bản, vừa mộc mạc vừa sâu sắc.
Nàng tiên tre là phim hoạt hình xuất sắc của Nhật Bản
- Linda Linda Linda (2005)
Nhà phê bình phim, biên tập viên của tờ IndieWire, David Ehrlich đề cử phim Linda Linda Linda. Phim kể về câu chuyện học đường Nhật Bản thời hiện đại ở vùng ngoại ô Tokyo. Phim thu hút người xem không chỉ bởi diễn xuất thần thái của diễn viên mà còn hấp dẫn bởi những giai điệu rọc Nhật Bản những năm 80 của thế kỉ hai mươi. Trong dòng phim về bạo lực học đường, bộ phim được đánh giá là một trong những phim sáng giá nhất.
- Happy Hour (2015)
Hai nhà phê bình nổi tiếng là Richard Brody của tờ The New Yorker và Vadim Rizov của tạp chí Filmmaker đề cử cho phim tâm lý xã hội Happy Hour của đạo diễn Ryusuke Hamaguchi. Câu chuyện phim tinh tế xoay tâm trạng của nhóm bạn thân, 4 người phụ nữ 30 tuổi đã trải qua nhiều buồn vui, họ tin rằng có thể chia sẻ với nhau bất cứ điều gì trong cuôc sống. Tuy nhiên phát hiện về cuộc li hôn bí mật của một người trong nhóm mà cô ấy đã giấu kín khiến mỗi người trong nhóm đều có những cảm xúc xác trộn. Câu chuyện phim gợi nhiều suy nghĩ mở về cuộc sống của những người phụ nữ hiện đại ngoài tuổi 30.
- Ấn kiếm quỷ trảo (The Hidden Blade – 2004)
Biên tập viên tờ The Tracking Board, Edward Douglas đã đề cử cho phim Ẩn kiếm quỷ trảo của đạo diễn Yōji Yamada. Phim kể về một võ sĩ phương Bắc trong giai đoạn chuyển giao của xã hội Nhật Bản, khi văn minh phương Tây tràn vào thay thế nhiều giá trị truyền thống. Toàn bộ phim là góc nhìn sâu sắc về số phận con người, đặc biệt là tầng lớp Samurai trong xã hội hiện đại.
Ẩn kiếm quỷ trảo là bộ phim sâu sắc về tầng lớp Samurai trong xã hội hiện đại
- Nhật ký miền biển (Our Little Sisters – 2015)
Nhà phân tích Christian Blauvelt của tờ BBC đã đề cử phim Nhật ký miền biển của đạo diễn Hirokazu Kore-eda. Phim kể về cuộc sống của ba chị em gái ruột trở về từ đám tang của người cha – người đã bỏ họ để có gia đình mới. Ba cô gái trở về mang theo đứa con gái nhỏ của cha và bắt đầu cuộc sống mới với thành viên bất đắc dĩ này. Phim khai thác những mảng sáng về tình cảm chị em, vượt qua những mâu thuẫn, sóng gió trong cảnh cùng cha khác mẹ để yêu thương và sống hạnh phúc bên nhau.
- Cha nào con nấy (Like Father, Like Son – 2013)
Nhà phê bình Candice Frederick, tác giả nổi tiếng với các ấn phẩm Broadly, Vice, Thrillist đã đề cử cho phim Cha nào con nấy. Đây cũng là một tác phẩm xuất sắc về đề tài gia đình của đạo diễn Hirokazu Kore-eda. Phim xoay quanh tình huống trớ trêu của một cặp vợ chồng khi họ phát hiện đứa con trai của họ đã bị tráo đổi từ khi sinh ra. Trước tình huống này, các nhân vật đã có nhiều ứng xử nhân văn, xúc động với những đứa trẻ vô tội. Phim gợi mở ra thông điệp, gia đình và tình thân không nhất thiết là phải chung dòng máu. Gắn kết và nền tảng của gia đình là tình yêu thương, sự tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau.