25/01/2025
Những ca khúc hào hùng về Cách Mạng Tháng Tám

Những ca khúc hào hùng về Cách Mạng Tháng Tám

Những ngày tháng tám luôn gợi nhắc về sự kiện “cách mạng tháng Tám” hào hùng trong lịch sử dân tộc. Viết về không khí cách mạng này, những tác phẩm âm nhạc bất hủ đến nay vẫn còn được thế hệ trẻ say sưa ca hát.

  1. Tiến quân ca

Tiến quan ca được nhạc sĩ Văn cao sáng tác vào những ngày Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 với niềm tin yêu cách mạng sẽ giành thắng lợi. Đúng ngày 19/8/1945, bài hát đã được vang lên trên khắp ngả đường thủ đô Hà Nội, nơi những con người quả cảm đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Bài hát đã chính thức trở thành Quốc ca của Việt Nam, đến nay vẫn được vang lên cùng những giai điệu tự hào của bạn bè quốc tế. Mỗi lần đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát vang bài Tiến quân ca, trong lòng mỗi người dân Việt Nam không khỏi xúc động, bồi hồi.

  1. Lên đàng và Tiếng gọi thanh niên

Trong những ngày tháng tám lịch sử 1945, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã sáng tác hai ca khúc bất hủ là Lên đàng và Tiếng gọi thanh niên. Đến nay, hai ca khúc vẫn làm xúc động tâm trí những khán giả mỗi khi giai điệu cất lên. Với giai điệu trầm bổng, lời ca hào hùng hai ca khúc làm sống dậy không khí đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay dường như cũng được sống trong không khí ấy mỗi khi lắng nghe những lời hát “nào anh em ta, cùng nhau xông pha…”. Với giai điệu hừng hực khí thế quyết tâm, ca khúc Tiếng gọi thanh niên đến nay đã trở thành khúc ca chính thức của Hiệp hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Hiếm có hoạt động nào của Đoàn thanh niên hay hoạt động tập thể của học sinh, sinh viên mà ca khúc này không được cất lên.

 Không khí cách mạng ùa về mỗi khi giai điệu các ca khúc bất hủ cất lên

 Không khí cách mạng ùa về mỗi khi giai điệu các ca khúc bất hủ cất lên

  1. Cùng nhau đi Hồng binh

Hành khúc Cùng nhau đi Hồng binh được nhạc sĩ Đinh Nhu sáng tác mùa thu năm 1945, khi không khí cách mạng đang lan tràn khắp nẻo. Sáng ngày 19/8, đoàn người từ khắp nơi kéo đến Quảng trường Nhà hát Lớn, vừa đi vừa ca vang lời hát “Cùng nhau đi Hồng bình, đồng tâm ta đều bước…”. Giai điệu mạnh mẽ, hào hùng của bài hát thôi thúc mỗi người cùng sát cánh bên nhau trong cuộc cách mạng giành lại quyền độc lập – tự do. Bản hành khúc này đã được nhạc sĩ Hoàng Vân tái hiện lại thành bản hợp xướng Hồi tưởng nhân dịp Mười lăm năm Quốc khánh nước Việt Nam (1960).

Không khí hào hùng của cuộc cách mạng được tái hiện qua những ca khúc bất hủKhông khí hào hùng của cuộc cách mạng được tái hiện qua những ca khúc bất hủ

  1. Mười chín tháng Tám

Nhạc sĩ Xuân Oanh đã sáng tác ca khúc Mười chín tháng Tám khi hòa mình trong dòng người đấu tranh vào mùa thu năm 1945. Dù bao năm đã qua đi, bài hát còn vẹn nguyên hơi thở của cuộc cách mạng toàn dân, gợi nhắc khí thế của dân tộc.

Nhạc sĩ chia sẻ, ông sáng tác bài hát này trong tâm thế cực kỳ hào sảng, khi đó ông vừa đi vừa viết lời hát trên những mảnh báo cũ, vỏ bao thuốc lá bỏ đi. Viết được dòng nào ông hát lên cho mọi người cùng nghe, xúc động nhất là mọi người nge xong thì cùng nhau hát theo ông và đến buổi chiều thì bài hát đã phổ rộng trên khắp thủ đô. Cho đến nay, bài hát này là minh chứng hào hùng cho tinh thần đoàn kết và ý chí của người dân thủ đô cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam. Mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày Cách Mạng Tháng Tám 19/8, khắp nơi đều vang lên ca khúc này.

Với nhạc sĩ Xuân Oanh, bài hát là một dấu ấn âm nhạc đặc biệt mà theo ông, mỗi lời ca đều “bật ra một cách kỳ lạ”. Chính là tinh thần dân tộc đã giúp ông hoàn thiện ca khúc cũng như làm nên sức sống kỳ diệu của ca khúc này.

Các bài viết liên quan: