Từ lâu nay người ta xem tranh biếm họa như một bức tranh giải trí, mang lại tiếng cười cho mọi người. Thế nhưng, thực chất sau bức tranh biếm họa là cả một câu chuyện, là những bài học về giá trị cuộc sống sâu sắc. Đối với nhân loại thì thể loại tranh này chính là một nghệ thuật độc đáo cần được phát triển.
Theo gốc tiếng Ý thì người ta sử dụng hai từ “charge” và “caricature” để chỉ tới các bức tranh biếm họa. Người ta có thể đưa vào tranh biếm họa mọi vấn đề trong cuộc sống, thường đó là sự đả kích, một ý nghĩa ngầm bóc trần, vạch ra các thói hư tật xấu, những điều đáng chê trách trong cuộc sống. Hầu hết các bức tranh biếm họa đều mang một chút hài hướng, gây cười cho người xem.
Biếm họa là các bức tranh có một chút gì đó đùa cợt, nét chấm phá mạnh tay được tác giả thêm vào cho đối tượng nhằm làm nổi bật lên vấn đề tác giả muốn nói. Các hình hình phác thảo thường có một chút ì đó lố bịch của một nhân vật, sự kiện nào đó.
Ở Pháp, nghệ thuật vẽ tranh biếm họa phát triển mạnh mẽ bậc nhất thế giới. Nội dung chính của tranh biếm họa ở Pháp là về chính trị, nó nở rộ nhất vào thế kỷ XVIII. Thực tế tranh biếm họa thường không được hưởng ứng bởi nó mang tính chất đả kích quá nhiều, thậm chí có nhiều quốc gia còn không có nổi nguồn tài trợ để tổ chức các cuộc thi, triển lãm về tranh biếm họa.
Điển hình như ở Việt Nam, suốt 4 năm nay mới có 1 cuộc thi về tranh biếm họa trong khi mỗi năm các nước khác trên thế giới có tới khoảng 30 cuộc thi khác nhau. Đây thực sự là một vấn đề đáng nói đối với nền nghệ thuật của chúng ta khi mà nghệ thuật vẽ tranh biếm họa chưa có được nền móng, sự hỗ trợ tốt nhất để phát triển.
Tranh biếm họa phản ảnh chân thực, sâu sắc về mọi vấn đề trong cuộc sống, nhất là những vấn đề xoay quanh cuộc sống như tình yêu, tranh biếm họa về môi trường, tranh biếm họa về an toàn giao thông,…Cũng chính bởi sự đả kích và lột tả quá chân thực vấn đề nổi cộm cần lên án, cần suy xét mà tranh biếm họa ở nước ta chưa có điều kiện phát triển.
Chúng ta cùng thưởng thức một số tác phẩm biếm họa nổi tiếng nhé:
Có lẽ một ngày nào đó trẻ em ngay từ khi chưa sinh ra đã được tiếp cận với công nghệ, điều đó liệu có thực sự tốt hay không? Sự ảnh hưởng của công nghệ liệu sẽ mang lại sự tác động tích cực hay tiêu cực cho đứa nhỏ.
Thói quen ăn uống của con người hiện đại đang tự giết chính họ bởi sự chủ quan. Các đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp và không đảm bảo có thể khiến bạn gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Trong mỗi con người đều ẩn chứa một con thú có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào. Chính vì thế khi ra ngoài chúng ta phải đảm bảo rằng sẽ nhốt chúng lại, đừng để con thú đó làm tổn thương người khác.
Mỗi chúng ta đều lớn lên từ một chiếc lồng vô hình ngay từ bé, chiếc lồng đó dường như đã được lên khung, định đoạt bởi quan điểm, tư tưởng của nhiều ông bố, bà mẹ.
Chúng ta ai cũng có những chiếc mặt nạ cho mình để đối xử với nhân thế. Trong từng hoàn cảnh con người ta sẵn sang sử dụng từng chiếc mặt nạ cua rminhf để đạt được mục đích, lợi ích cho bản thân. Chính vì thế, khi sống với nhau con người cần phải thật khôn khéo và có sự cảnh tỉnh.
Trên đây là những bức tranh biếm họa mà cả thế giới phải suy ngẫm về nội dung mà nó mang lại. Nghệ thuật vẽ tranh châm biếm cần được phát triển hơn nữa trong cuộc sống ngày nay.