Lễ Vu Lan thường diễn ra vào rằm tháng 7 hàng năm. Đây được coi là thời điểm để con cái nhớ về công lao sinh thành, ơn đức dưỡng dục của cha mẹ. Để thể hiện tình yêu với bậc cha mẹ, không có món quà nào bằng những giá trị tinh thần ý nghĩa. Dưới đây là những bài hát ngày lễ vu lan xúc động dành cho dịp lễ báo hiếu.
Những bài hát ngày lễ vu lan
1. Bông hồng cài áo
Hoa hồng là loài hoa đẹp, có hương, có sắc. Chúng là biểu tượng của sự cao quý, thể hiện tình cảm chân thành mà con cái dành cho bậc cha mẹ của mình. Lời bài hát Bông hồng cài áo chính là tâm sự của người con đối với mẹ của mình.
Xem thêm: thơ ngày lễ vu lan báo hiếu
Ban đầu, “Bông Hồng Cài Áo” là tên của một bài tùy bút viết về Mẹ của thiền sư Thích Nhất Hạnh viết năm 1962 tại Sài Gòn. Sau đó, tác phẩm nổi tiếng này chính là nguồn cảm hứng cho bài hát cùng tên của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.Bằng giọng ca ma mị đậm chất liêu trai nhưng rất sâu lắng và da diết của Khánh Ly, ca khúc Bông hồng cài áo khiến người nghe rưng rưng vì xúc động trước công ơn dưỡng dục của mẹ cha.
2. Lòng mẹ
Bài hát được nhạc sĩ Y Vân sáng tác năm 1959 tại Sài Gòn, lấy cảm hứng từ mẹ. Một lần, mẹ nhạc sĩ đi giặt quần áo ở bể nước công cộng, về quá giờ giới nghiêm nên bị quân cảnh tạm giữ. Y Vân khi đó là nhạc công chuyên chơi tại các phòng trà, đi diễn về nghe tin đã đến đồn cảnh sát bảo lãnh cho mẹ. Đêm đó, nghĩ thương mẹ thức khuya dậy sớm chăm lo cho gia đình, ông viết nên ca khúc.
Xem thêm: thơ 8 chữ về tình bạn
Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh mẹ với biển thái bình, dòng suối, đồng lúa, vầng trăng, sáo diều… nhằm khắc họa tình yêu ngọt ngào và to lớn của mẹ dành cho con.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu”
Y Vân cho biết sau khi sáng tác, ông hát cho mẹ nghe và bà khóc vì cảm động. Nhạc sĩ qua đời năm 1992, khi mẹ còn sống. Đứng trước linh cữu con, bà nói: “Người đời thường bảo: Con ‘đi’ trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Lòng mẹ“.
3. Ơn nghĩa cha mẹ
Tình nghĩa mẹ cha như bao la biển rộng, không thể đong đếm được. Đó cũng là thông điệp nhắn nhủ của ca khúc “Ơn nghĩa mẹ cha”. Ca khúc ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ, một đời tận tâm lo lắng, nuôi dạy các con nên người.
Qua sự thể hiện của ca sĩ Ngọc Sơn, “Ơn nghĩa cha mẹ” khiến nhiều người rơi nước mắt và chính ca sĩ thể hiện cũng không kìm được nghẹn ngào mỗi lần cất tiếng hát.
4. Ơn nghĩa sinh thành
Ơn nghĩa sinh thành do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sáng tác năm 1973, lấy cảm hứng từ hai câu ca dao quen thuộc: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Trên tờ nhạc gốc, tác giả viết: “Ca khúc dành tặng những người biết thương cha kính mẹ”.
Dương Thiệu Tước sử dụng ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu kết hợp âm nhạc đậm chất dân gian tựa lời tự sự, nhắc nhở con cái phải hiếu thảo, làm trọn đạo hiếu với cha mẹ.
“Người ơi, làm người ở trên đời
Nhớ công người sinh dưỡng
Đó mới là hiền nhân.
Vì đâu, anh nên người tài ba
Hãy nhớ công sinh thành
Vì ai, mà có ta?”
Không chỉ mỗi dịp lễ vu lan để chúng ta có thể báo hiếu được cha mẹ, mà chúng ta hãy làm những điều nhỏ nhoi thường ngày như vâng lời cha mẹ, chăm ngoan học giỏi… chỉ những điều nhỏ nhoi như vậy cũng là báo hiếu cha mẹ rồi.