06/10/2024
Tìm hiểu về những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Tìm hiểu về những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Năm hết Tết đến, nhà nhà tụ họp sum vầy quây quần bên nhau cùng đón mừng năm mới. Bên cạnh đó là những phong tục Tết cố truyền Việt Nam không thể thiếu trong những ngày Tết này.

Phong tục cúng ông Táo

Nói đến phong tục tết cổ truyền Việt Nam không thể không nói đến tục cúng ông Công ông Táo. Ông Công ông Táo hay còn có tên gọi khác là Thần Bếp, chịu trách nhiệm theo dõi mỗi việc xảy ra trong gia đình rồi cuối năm lên trời trình báo với Ngọc Hoàng. Cúng ông Công ông Táo sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp.

Khi đó nhà nào cũng đã được thu dọn sạch sẽ nhà cửa và cả phòng bếp và làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời. Nhờ ông lên trời báo cáo những điều tốt đẹp và mong muốn một năm mới tràn đầy may mắn, hạnh phúc. Khi cúng, mọi người thường có chuẩn bị thêm cá chép để thả vì theo tục truyền từ ngàn đời xưa là ông Táo sẽ cưỡi cá chép để bay về trời.

phong tục ngày tết cổ truyền việt nam

Cúng ông Công ông Táo

Trang trí, dọn dẹp nhà cửa

Đây là phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu. Mỗi dịp cuối năm chính là dịp để mọi gia đình dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, mọi người trong ngõ, thôn xóm thu xếp dọn sạch đường làng, ngõ xóm để chào đón năm mới.

Đào, quất, mai, lộc là những cây cảnh tượng trưng cho tết. Mỗi gia đình sẽ sắm cho mình một cây để không khí tết sẽ tràn ngập cân nhà. Bên cạnh cây cảnh còn có câu đối đỏ những câu đối cầu chúc năm mới bình an, thịnh vượng.

Thăm mộ tổ tiên

Trước tết, những bậc con cháu trong mỗi gia tộc sẽ chọn một ngày họp mặt đông đủ để cùng nhau đi thăm và dọn cổ ở những ngôi mộ của tổ tiên. Mọi người sẽ đem theo hương, hoa quả để cúng bái mời vong linh người đã khuất về nhà ăn tết cùng cơm cháu cũng như thể hiện lòng cảm ơn khi tổ tiên phù hộ cho con cháu một năm an lành.

Gói bánh chưng

Gói bánh chưng, bánh giàu cũng là một phong tục tết cổ truyền Việt Nam. Các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau gói bánh và ngồi trông nồi bánh chín. Trong thời tiết xe lạnh, mọi người đều quây quần bên bếp lửa vừa ngồi trò chuyện chia sẻ với nhau về những điều xảy ra trong năm trước vừa đợi bánh chín đợi bánh chín để thắp hương tưởng nhớ tổ tiên. Một bầu không khí ấm áp và rất quen thuộc với người dân Việt Nam.

Tục xông đất đầu năm

Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên của năm mới, mọi điều trong năm cũ đã qua chào đón chúng ta là một năm mới đầy hứa hẹn. Do đó, vị khách đầu tiên đến thăm gia chủ trong sau đêm giao thừa chính là người ‘xông đất’.

Dân gian có quan niệm rằng, người xông đất có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của gia chủ trong năm mới. Vì vậy, các gia đình thường cân nhắc rất kỹ lưỡng về người xông đất xem xét các mặt như nhân phẩm, chức vụ, tính cách và cả tuổi tác xem họ có hợp với mệnh gia chủ cũng như con giáp năm đó không.

Người hợp với vận mệnh gia chủ cũng như con giáp năm mới sẽ giúp gia chủ có thêm sự may mắn, đường tài vận tốt hơn, gia đình hòa thuận hơn. Do đó, các bậc cao niên trong gia đình thường rất khắt khe trong việc lựa chọn người xông đất đầu năm.

Cúng giao thừa

Theo phong tục tết cổ truyền của Việt Nam, cúng giao thừa thường được làm 2 lễ. Một lễ được cúng ngoài trời trong sân nhà, một lễ được cúng trong nhà cúng phật tổ và cúng gia tiên.

Người Việt sở dĩ thực hiện lễ cúng giao thừa là vì niềm tin: Một năm mới bắt đầu, năm cũ ắt phải đi. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là bỏ hết mọi muộn phiền, lo âu, ân oán của năm cũ để nghênh đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp hơn.

phong tục tết cổ truyền việt nam

Cúng đêm giao thừa

Chúc Tết

Chúc tết không chỉ là phong tục tết cổ truyền của Việt Nam mà còn là một nét văn hóa rất đặc trưng và độc đáo ngày tết. Tết đến mọi người thường dành tặng nhau những câu chúc mang lại điều tốt như an khang, thịnh vượng, gia đình hạnh phúc,… với mong muốn gia chủ có một năm may mắn, gặp nhiều điều may.

Theo văn hóa ngày Tết của người Việt còn có câu: “Mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha là tượng trưng cho bên nhà nội, mẹ tượng trưng bên nhà ngoại còn thầy là những người dạy dỗ ta hay những người ta quen biết.

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam Lì xì

Nói đến tết không thể không nhắc đến lì xì. Những bao lì xì đỏ tươi người lớn tuổi tặng cho trẻ nhỏ với mong muốn trẻ nhỏ mau ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, học tập giỏi,.. Còn người nhỏ tặng cho người lớn tuổi với ý nghĩa mong người lớn an khang, sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn.

Không chỉ vật, bao lì xì còn là tượng trưng cho tài lộc, người cho càng nhiều bao lì xì với mong muốn phát tài phát lộc, đường làm ăn sẽ rộng mở hơn.

Trên đây là những phong tục tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu trong ngày Tết. Tết là khoảng thời gian mọi thành viên trong gia đình quây quần và trao nhau tình yêu thương. Dù có ở xa thì bạn hãy cố gắng về sum họp với gia đình trong dịp tết này nhé! Chúc bạn và gia đình có ngày tết vui vẻ, hạnh phúc!