Được xem là cái nôi của nghệ thuật hội họa truyền thống, hội họa Trung Quốc được đánh giá cao về tính nghệ thuật cũng như nội dung, thể hiện đời sống văn hóa tinh thần độc đáo. Để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây xin chia sẻ một số nét đặc sắc trong hội họa truyền thống Trung Quốc.
Một số công cụ vẽ tranh
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của nghệ thuật hội họa truyền thốn Trung Quốc đó là công cụ vẽ tranh. Để tạo nên một bức vẽ, những họa sĩ cổ đã sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau.
Hội họa truyền thống Trung Hoa sử dụng những kỹ thuật dùng bút tương tự như nghệ thuật viết chữ và vẽ bằng bút lông được nhúng vào mực đen hay màu vễ. Bút lông, giấy và mực được xem là những nguyên liệu cơ bản để tạo nên bức vẽ.
Bút lông được sử dụng để vẽ tranh Trung Quốc tương tự như bút lông dùng để vẽ tranh màu nước của phương Tây , tuy nhiên, đầu bút nhỏ hơn, phù hợp để vẽ nhiều loại đối tượng, đồng thời tạo được những đường nét khác nhau , đem lại sự tinh tế cho bức tranh. Theo một số tin tức nghệ thuật và đời sống thì kỹ thuật nổi bật trong tranh bao gồm vẽ nét và cách điệu sự đổ bóng và kết cấu. Bên cạnh đó, kỹ thuật chấm phác được sử dụng chủ yếu để phân biệt cây và cỏ, và dùng cho những trang trí đơn giản.
Kỹ thuật vẽ nãy đem đến sự rõ nét và vẻ đẹp cho bức tranh, thể hiện vẻ đẹp bên ngoài cũng như nội hàm bên trong của vật thể. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện cá tính và phong cách của người nghệ sĩ.
Ngoài bút lông thì giấy thông thảo, hay giấy vẽ là yếu tố không thể thiếu. Giấy vẽ nãy được chia thành nhiều loại khác nhau , tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng. Giấy thông thảo có độ thấm cao và trọng lượng của giấy sẽ quyết định lượng mực dùng để vẽ. Những loại giấy khác nhau cho ra các kết quả nhau. Trong đó, có những loại giấy thô và thấm mực nhanh, giống như miếng bọt biển, trong khi một số loại khác có bề mặt trơn láng và không thấm mực.
Mực được sử dụng để vẽ tranh được tạo ra bằng cách trộn nước với khoáng chất màu. Với hội họa Trung Quốc, màu sắc không được sử dụng để biểu thị những hiệu ứng ánh sáng của vật thể mà được dùng để biểu thị ý nghĩa của vật thể trong tranh.
Nội hàm của bức tranh
Là sự chắt lọc của những giá trị tuyền thống, hội họa Trung Hoa chú trọng nội hàm bức tranh hơn sự chính xác vật lý bên ngoài.Danh họa Tề Bạch Thạch từng nói, rằng “sự tinh tế của một bức tranh đẹp nằm ở chỗ nhìn thì thấy nó là thế này, nhưng đó lại không phải là chủ đề của bức tranh”. Một người hoạ sĩ vĩ đại phải có thể “thấy sự vĩ đại trong những điều nhỏ bé” và “thấy sự bé nhỏ trong những thứ vĩ đại”.
Hội họa Trung Hoa cũng có sự nhân cách hoá bối cảnh hay vật thể để thông qua đó thể hiện đạo đức và giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống. Để đạt được điều này, những họa sỹ chú trọng đến thành phần cấu trúc và không gian để tạo sự nhịp nhàng và đa dạng. Đôi khi sự đa dạng và cân bằng được tạo ra theo cách này phong phú hơn là đề thêm chữ vào chỗ trống trong bức tranh.
Một số quy tắc của hội họa Trung Hoa
Bên cạnh những đặc trưng về nội dung và công cụ vẽ, hội họa truyền thống Trung Quốc còn có một số nguyên tắc.Đó là sự cộng hưởng tinh thần hay còn gọi là sinh khí, có thể hiểu đó là cái “hồn” mà người nghệ sĩ truyền tải vào bức tranh.
Họa sĩ Trung Quốc cũng rất coi trọng cách sử dụng bút vẽ, được thể hiện ở việc kết cấu và những đường nét mà còn liên hệ chặt chẽ tới bức tranh và cá tính của người hoạ sĩ. Sự tương quan màu sắc hay là sự phối màu, bao gồm các lớp màu, giá trị và sắc thái.